Cách xây nhà tiết kiệm chi phí cho người mới xây nhà lần đầu

Xây nhà là công việc vô cùng quan trọng và phức tạp bởi đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn. Ngôi nhà là tâm huyết, là sự cố gắng, nỗ lực của nhiều thành viên trong gia đình. Ai cũng mong muốn có một ngôi nhà hoàn mỹ để che mưa che nắng và làm chốn dừng chân sau ngày dài làm việc học tập căng thẳng. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch xây nhà, có rất nhiều người đã xây dựng nhà đến lần thứ 2 thứ 3 vẫn còn chưa nắm hết quy trình xây nhà. Vậy nên hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm chuẩn bị thật tốt cho việc xây nhà sắp tới nhé.

Xây nhà có thực sự đơn giản?

Xây nhà gồm 2 quá trình chính là:

-  Xây phần thô 

-  Xây hoàn thiện

Nghĩ có vẻ đơn giản nhưng xây nhà là cả một quá trình vô cùng khó khăn, để hoàn thành tốt 2 quy trình chính này đòi hỏi phải có nhiều năm kinh nghiệm trong thi công xây dựng và phải có trình độ chuyên môn cao để xử lý những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình xây nhà. Để có được kinh nghiệm chuyên môn ấy đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều dự án mới đúc kết được. Do đó, kết luận rằng việc xây nên một ngôi nhà là vô cùng khó khăn chứ không thực sự đơn giản như trong lý thuyết.

Xây nhà có đơn giản không?

Quy trình xây nhà hoàn thiện 

Trong quy trình xây nhà, có rất nhiều công việc quan trọng cần phải quan tâm. Tuy nhiên, chúng tôi xin liệt kê ra một số công việc chính như sau: 

- Thi công phần móng nhà: là phần quan trọng, có vai trò chịu tải toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà

-  Dựng phần khung cho ngôi nhà: bao gồm kết cấu bê tông cốt thép (móng, dầm, sàn, cột,..) và tường gạch

-  Xây hoàn thiện: bao gồm những công việc như trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn tường, lắp đặt thiết bị vệ sinh, hệ thống điện nước,...

Thi công phần móng: 

Tùy thuộc vào trọng lượng, chiều cao và kết cấu của ngôi nhà để quyết định lựa chọn loại móng cho phù hợp. Hiện nay, có 4 loại móng nhà phổ biến là: móng đơn, móng cọc, móng bè và móng băng.

-  Móng đơn: là loại móng độc lập, đỡ bằng trụ cột, đế cột. Móng đơn thường nằm riêng lẻ nhau và có hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật,… Móng đơn thường được sử dụng nhiều trong các công trình có quy mô nhỏ lẻ và có chi phí thi công thấp nhất trong các loại móng. 

Móng đơn còn có tên gọi khác là móng trụ hay móng cóc theo cách gọi của dân gian với cách thi công nhanh nên chi phí thi công của loại móng này sẽ giảm được khá nhiều cả về vật tư lẫn nhân công. Ngoài ra, móng đơn có độ chịu lực ở giới hạn trung bình, móng đơn sử dụng được cho nhà 1 tầng, 2 tầng.

-  Móng cọc: được sử dụng phổ biến bởi thời gian thi công nhanh, giá thành lại hợp lý, sử dụng được cho các trường hợp công trình có tải trọng lớn hoặc địa chất yếu. Do đó, móng cọc được xem là giải pháp tối ưu nhất do đặc tính đa dạng về cấu tạo vật liệu cọc. Móng cọc chia làm 2 loại là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.

-  Móng bè: là một bản lớn dưới cột rộng theo 2 phương, ưu điểm của móng bè là thi công trên mặt đất, không đào sâu và trên một mặt bằng lớn tận dụng lớp đất tốt bên trên. Bề dày của móng bè dao động từ 0.5 đến 2m với 2 phương chịu lực, cốt thép được bố trí 2 lớp, lớp trên được giữ bởi giá đỡ. Móng bè thích hợp thi công trên những nền đất yếu hay những công trình nhiều tầng và có tầng hầm.

-  Móng băng: đây là loại móng thường được các đơn vị thi công sử dụng nhất. Móng băng là một dải móng được thiết kế chịu lực và nối các điểm cọc của móng với nhau. Loại móng này có độ chịu lực khá tốt và thường được sử dụng cho các loại công trình từ 3 tầng trở lên, được sử dụng nhiều cho nhà phố. Móng băng được chia làm 2 loại là móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.

Cốp pha, bê tông, cốt thép: đây là 3 thành phần không thể thiếu và hầu như xuyên suốt trong quá trình thi công. Những thành phần này được xem là mảnh ghép tiên quyết cấu tạo nên ngôi nhà. 

-  Cốp pha: là yếu tố quyết định đến chất lượng bê tông, hình dạng và kích thước của kết cấu. Nó như một bộ khung có chức năng tạo hình kết cấu bê tông, khi bê tông khô thì nhiệm vụ của cốp pha cũng dừng lại. Do vậy, cốp pha tốt mới có thể đảm bảo những khối bê tông được định hình theo đúng kết cấu. Một trong những nguyên nhân của việc đổ, sập khi đang xây dựng chủ yếu liên quan đến cốp pha. 

-  Bê tông: là hỗn hợp của xi măng, cát, đá, nước... Trong ngành xây dựng, bê tông được chia ra nhiều loại như bê tông nhẹ, bê tông nặng, bê tông khô, bê tông cường độ cao,...Trong quá trình tạo bê tông, có thể được thêm các chất phụ gia như: phụ gia đông kết nhanh, phục gia chống thấm, phục gia ức chế ăn mòn kim loại,...

-  Cốt thép: Cốt thép được ví như bộ xương, kết hợp với hồ bê tông và cốp pha tạo nên những khối bê tông vững chắc. 

Thi công phần khung nhà:

Thời điểm kết thúc phần nền móng cũng là thời điểm để bắt đầu việc xây dựng phần khung nhà. Khung nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép, cột, dầm, đà kiềng, sàn và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của ngôi nhà. 

Để có được một phần khung nhà hoàn chỉnh thì cần thực hiện gia công lắp dựng cốp pha, cốt thép, đổ bê tông cột dầm, sàn, tường nhà, cầu thang,... Công đoạn này đòi hỏi người thi công phải có trình độ chuyên môn cao để tránh các rủi ro về sau. Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường. Công việc này không đơn giản nhưng cũng chẳng phức tạp, chỉ cần lưu ý một số điểm chính như sau:

-  Việc đan thép phải theo đúng chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài của các cấu kiện thép. Khi đan cần lưu ý tránh dẫm lên thép làm xô lệch thép làm giảm sức chịu tải. Nên có các cầu thép đặt lên trên kết cấu khi tiến hành đổ bê tông tránh làm xô lệch thép đan. Nếu đan thép sai thiết kế kết cấu sẽ ảnh hưởng lớn đến công trình: có thể bị sập, nứt, …

-  Việc ghép cốp pha cần thực hiện theo đúng quy chuẩn xây dựng, gỗ cốp pha không được lựa chọn loại gỗ kém chất lượng, có thể bị bục vỡ trong quá trình đổ đầm bê tông. Kết nối các cốp pha thật chặt và gọn gàng. Nếu việc ghép cốp pha không được thực hiện tốt thì bê tông và vữa bị phân tầng, rỗ mặt,…

-  Việc đổ đầm bê tông có thể thực hiện thủ công bằng máy trộn bê tông hoặc có thể thực hiện bằng xe trộn bê tông chuyên dụng, bơm bê tông bằng vòi bơm. Quá trình trộn cần lưu ý đúng tỷ lệ giữa cốt liệu và chất phụ gia kết dính, sao cho hỗn hợp bê tông đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Khi đầm bê tông lưu ý phải đầm đều tay, không được bỏ sót bất kỳ chỗ nào.

Thi công hoàn thiện: 

Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình xây nhà. Tới đây, chúng ta đã hình dung được phần nào hình dáng của ngôi nhà, công đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một không gian sống hoàn hảo, đầy đủ công năng sử dụng và tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Phần hoàn thiện sẽ bao gồm các công việc như: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn tường, lắp đặt hệ thống điện nước, dây mạng internet, thiết bị chống sét,...

Cách xây nhà tiết kiệm chi phí cho người mới xây nhà lần đầu

-  Trát bả tường: Trước khi tiến hành trát bả, cần dùng đá mài tường để loại bỏ tạp chất tăng độ bám dính của các lớp bột bả. Sau đó, vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay khăn sạch thấm nước. Lưu ý là trát bả tường không được có vết nứt, bong rộp, tróc lở. Để chắc chắn có thể sử dụng dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra.

-  Láng sàn: Nên láng sàn ngay sau khi nền láng chưa khô hẳn, mặt láng phải bằng phẳng.

-  Ốp lát gạch: mặt ốp lát phải bằng phẳng, mạch lát phải khít, không được có gờ hay cộm lên, lượng vữa vừa phải.

-  Sơn tường: màu sơn phải đồng đều, không được có vết ố loang lỗ. Mặt sơn phải bóng láng, không được có bọt khí, vón cục hay vết nứt,..

Những kinh nghiệm xây nhà lần đầu tiết kiệm chi phí

Kinh nghiệm xây nhà cho người mới

Xây nhà là việc làm vô cùng tốn kém và chắc chắn sẽ tốn kém hơn nữa nếu khách hàng không có nhiều kinh nghiệm xây dựng. Vậy nên trước khi quyết định xây nhà hãy tham khảo một số kinh nghiệm xây nhà lần lầu tiết kiệm chi phí này nhé.

• Lựa chọn vị trí xây nhà thuận lợi:

Thông thường, khách hàng sẽ có sẵn đất xây nhà trước đó rồi. Tuy nhiên, đối với những ai chưa chuẩn bị trước mảnh đất xây dựng thì nên chọn những mảnh đất có vị trí thuận lợi, địa chất tốt để thuận tiện cho việc thi công xây dựng bởi vì vị trí xây dựng cũng ảnh hưởng đến giá xây dựng. Một mảnh đất được xem là thuận lợi sẽ có vị trí giao thông thuận tiện, có giấy tờ pháp lý rõ ràng và địa chất tốt. Nên lựa chọn những mảnh đất có địa hình bằng phẳng, vuông vức để hạn chế chi phí tháo dỡ san lấp cũng như chi phí làm móng nhà. Qúy khách hàng nên thuê chuyên gia địa chất để kiểm tra vị trí chất lượng đất thổ nhưỡng có tốt hay không, tránh trường hợp mua trúng mảnh đất nhão, đất sét, hoặc ở những khu vực hay bị ngập úng, sập lún. 

• Xây nhà theo mẫu thiết kế tiết kiệm chi phí:

Thiết kế nhà với kích thước tiêu chuẩn, càng chi tiết càng tốt:

Trước đây, bản vẽ thiết kế rất ít được coi trọng. Có rất nhiều người đã tự xây nhà mà không cần đến bản vẽ. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng bản vẽ thiết kế chi tiết ngày càng trở nên phổ biến hơn vì giúp cho gia chủ dễ hình dung tổng quan thiết kế của ngôi nhà, đội thợ thi công có cơ sở để thi công được chính xác nhanh chóng hơn, hạn chế được sai sót hạn chế được chi phí tháo dỡ, xây lại. Ngoài ra, gia chủ cũng nên xem xét yếu tố phong thủy trước khi lên bản vẽ thiết kế, nên thuê chuyên gia phong thủy để xem xét đánh giá trước khi yêu cầu bên thiết kế tiến hành thiết kế bản vẽ. 

Nên xây nhà theo phong cách đơn giản:

Một trong những kinh nghiệm tiết kiệm chi phí được nhiều gia chủ áp dụng là lựa chọn xây nhà theo phong cách đơn giản nhất. Nên lựa chọn phong cách hiện đại tối giản thay vì cổ điển hay tân cổ điển. Bởi những phong cách này thường tốn kém nhiều chi phí hơn so với những phong cách khác bởi phải đi nhiều đường phào chỉ, hoa văn phức tạp. 

Xây nhà chồng tầng:

Qúy khách nên lựa chọn xây nhà nhiều tầng thay vì xây dàn ngang sẽ rất tốn kém diện tích cũng như chi phí để làm móng nhà.

Xây nhà với diện tích phù hợp:

Nên xây dựng với quy mô vừa phải, phù hợp với nhu cầu sử dụng của cả gia đình. Không nên xây quá to quá nhiều công năng trong khi diện tích sử dụng không nhiều.

Xây nhà tiết kiệm vật liệu:

Tiết kiệm vật liệu không có nghĩa là sử dụng vật liệu rẻ tiền, kém chất lượng mà là sử dụng vật liệu vừa đủ tránh lãng phí. 

Chọn mua vật liệu nội:

Hiện nay, có rất nhiều người vẫn còn tư tưởng chuộng hàng ngoại và k coi trọng hàng nội, cho rằng hàng nội kém chất lượng. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều mặt hàng trong nước chất lượng tương đương hàng ngoại nhưng giá thành rẻ hơn nhiều. Do đó, quý khách nên chọn mua vật liệu xây dựng nội địa để tiết kiệm chi phí xây dựng. 

Chọn nhà cung cấp vật tư uy tín:

Nên khảo sát nhiều cửa hàng cung cấp vật tư để so sánh chọn mức giá hợp lý nhất. Chọn những cửa hàng cung cấp vật tư chính hãng để tránh trường hợp mua trúng hàng giả hàng nhái làm ảnh hưởng chất lượng ngôi nhà.

Mua đủ số lượng vật tư:

Qúy khách hàng nên nhờ kỹ sư tư vấn số lượng vật tư phù hợp cho ngôi nhà của mình thay thì tự mua để tránh lãng phí.

Lựa chọn vật liệu xây nhà tiết kiệm chi phí

Lựa chọn thời điểm xây nhà phù hợp:

Có thể xây nhà bất cứ tháng nào, thuy nhiên xây trong tháng nào sẽ giúp tiết kiệm được chi phí thì không phải ai cũng biết.

-  Trong tháng 1, tháng 2 là thời điểm Tết Nguyên Đán nên lúc này nhân công sẽ rất khan hiếm. Nên quý khách hàng nên tránh khởi công xây dựng trong những tháng này để tránh tốn kém nhiều về chi phí thuê nhân công.

-  Thời điểm lý tưởng để xây nhà là từ tháng 3 đến tháng 7 bởi vì thời điểm này đang là mùa khô, ít mưa dẫn đến thời gian thi công sẽ nhanh hơn giúp hạn chế được một khoản chi phí nhân công đáng kể.

-  Những tháng như 8, 9, 10 mưa nhiều dẫn đến thời gian thi công bị gián đoạn sẽ làm chi phí nhân công đội lên rất nhiều.

-  Tháng 11, tháng 12 là thời điểm cuối năm, không đủ thời gian để xây dựng một căn nhà nên chỉ thích hợp để sửa chữa nhà.

Lựa chọn đơn vị xây nhà để tiết kiệm chi phí:

Hiện nay, có rất nhiều nhà thầu xây dựng cung cấp gói dịch vụ xây nhà trọn gói với nhiều mức giá khác nhau. Vậy nên các gia chủ nên tham khảo báo giá ở một vài nhà thầu để so sánh chọn được mức giá phù hợp. Ngoài ra, nên chọn những nhà thầu có nhiều năm kinh nghiệm thi công xây dựng, đã thực hiện nhiều dự án và được khách hàng đánh giá tích cực.

Có như vậy thì mới đảm bảo được công trình của quý khách có chất lượng tốt và tính thẩm mỹ cao. Một lưu ý quan trọng là khi ký kết hợp đồng với bên thi công nên yêu cầu liệt kê rõ ràng chi phí, các hạng mục xây dựng, số lượng vật tư, cam kết về tiến độ và chất lượng công trình, chế độ bảo hành. Ngoài ra, nên tham khảo thêm ý kiến của người thân, bạn bè để có thêm những kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm.

Trên đây là những cẩm nang dành cho những ai lần đâu xây nhà chưa có nhiều kinh nghiệm. Chúc quý khách thành công.

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG AN KHANG

Hotline: 0905671168  (KTS_ Lê Đình Hoài Nam)

Địa chỉ: 588 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Website: https://xaydungankhang.com/, xaydungankhang.net

Email: ankhangxaydung@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/congtyxaydungankhang


About

Xaydungankhang.net là website chia sẻ hình ảnh những dựng án thiết kế nhà phố, biệt thự và cao ốc văn phòng được xây dựng An Khang hoàn thành trong những năm qua.